Chăm sóc sau nâng mũi bằng cách vệ sinh khoa học sẽ giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, với mỗi một giai đoạn, bạn sẽ cần áp dụng những cách chăm sóc mũi sau khi nâng tương ứng phù hợp.
Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hơi khó khăn cho việc chăm sóc sau nâng mũi trong ngày đầu tiên. Chính vì vậy, bạn càng nên cẩn thận trong cách vệ sinh mũi hàng ngày.
Những vật liệu mà bạn cần chuẩn bị đó là: Nước muối sinh lý, dung dịch kháng khuẩn Betadine, bông y tế, tăm bông và bông tẩy trang.
- Bước 1: Dùng Betadine thấm vào tăm bông và thoa lên vết mổ, bao gồm đường mổ ở mũi và ở tai (nếu có).
- Bước 2: Dùng nước muối sinh lý và bông y tế để lau nhẹ nhàng đi lớp sát khuẩn Betadine.
- Bước 3: Sử dụng thuốc bôi lên trên vết mổ (trường hợp chỉ định của bác sĩ).
Tối thiểu trong 5 ngày đầu tiên sau phẫu thuật, bạn không nên để nước dính vào vùng mũi. Chính vì vậy, thay vì việc dùng khăn mặt như thường ngày thì bạn nên sử dụng bông tẩy trang để vệ sinh những vùng da xung quanh. Và thực hiện các bước vệ sinh trên trong tuần đầu tiên.
***Lưu ý: Tuyệt đối, không nên chà xát vết thương quá mạnh tay bởi lúc này miệng vết mổ chưa được đóng kín. Việc chà xát quá mạnh sẽ gây ra tình trạng chảy máu, vết mổ lâu lành hơn.
Đối với mỗi một phương pháp phẫu thuật sẽ có cách vệ sinh mũi sau khi nâng khác nhau. Do đó, những bạn thực hiện nâng mũi cấu trúc cũng sẽ cần cẩn thận hơn.
Xem thêm: Cách vệ sinh sau khi nâng mũi cấu trúc khoa học và an toàn
2/ Để chăm sóc sau nâng mũi đúng cách thì cần tái khám đúng lịch hẹn
♦ Thực hiện hút dịch: Bạn nên quay trở lại bệnh viện để thực hiện hút dịch vào ngày hôm sau. Trường hợp không có điều kiện do nhà xa thì có thể ở lại bệnh viện từ 4-6 tiếng để hút dịch. Hút dịch sẽ giúp dáng mũi của bạn nhanh lành, giảm sưng nề nhanh chóng và ngăn chặn các trường hợp viêm nhiễm. Chính vì vậy, bạn cần thực hiện ít nhất 1 lần hút dịch sau nâng mũi.
♦ Thực hiện cắt chỉ: Vết mổ trên mũi có nhanh ổn định hay không còn thể hiện ở việc bạn có tuân thủ đúng các chỉ dẫn của bác sĩ không. Bởi với mỗi một phương pháp nâng mũi sẽ có một thời gian cắt chỉ khác nhau, cụ thể:
+ Nâng mũi cấu trúc sụn sườn: Cắt chỉ sau 10-12 ngày
+ Nâng mũi thông thường: Cắt chỉ sau 10 ngày
+ Thu gọn cánh mũi: Cắt chỉ sau 7 ngày
+ Thu nhỏ đầu mũi: Cắt chỉ sau 10 ngày
♦ Thời gian tháo băng nẹp: Rất nhiều trường hợp khách hàng tự tháo nẹp tại nhà khi chưa đủ thời gian đã dẫn tới tình trạng sống mũi bị lệch. Do đó bạn nên quay trở lại bệnh viện để thực hiện tháo băng nẹp sau 7 ngày.
♦ Thời gian tái khám: Để chắc chắn rằng dáng mũi của bạn đã hoàn toàn ổn định thì sau khoảng 1-2 tháng, bạn nên quay trở lại bệnh viện để bác sĩ có thể kiểm tra kĩ lưỡng dáng mũi.
3/ Cách chăm sóc sau nâng mũi khoa học: Không nên chườm đá!
Rất nhiều bài viết nói về cách chăm sóc sau nâng mũi khuyên bạn rằng nên chườm đá để giảm sưng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa mũi tại VIỆN THẨM MỸ TUẤN LINH cho biết:
“Việc chườm đá là không sai, tuy nhiên nó không mang lại hiệu quả bằng cách chườm lạnh. Chườm lạnh, chườm mát bằng túi chườm vừa giúp các bạn có thể sử dụng lâu dài và không gây bỏng rát da. Bạn có thể để túi chườm liên tục lên các vùng sưng nề như trán, quầng mắt, hai bên gò má mà không lo bỏng rát da.
Đến ngày thứ 4, nếu mũi vẫn còn sưng đau nhiều và có vết sưng tím, bạn có thể sử dụng quả trứng gà luộc đã bóc vỏ hoặc miếng khăn ấm để chườm, giúp giảm đau, tiêu bầm hiệu quả”.
4/ Chăm sóc sau nâng mũi bằng việc ăn kiêng các loại thực phẩm gây sẹo xấu
Một trong những cách chăm sóc sau nâng mũi giúp dáng mũi nhanh lành đó là bạn nên kiêng những loại thực phẩm gây sẹo xấu, cụ thể như:
+ Nhóm thực phẩm gây sẹo lồi: Rau muống
+ Nhóm thực phẩm gây sẹo thâm: Thịt bò, trứng
+ Nhóm thực phẩm gây mưng mủ, ngứa ngáy vết mổ: Hải sản, đồ nếp, thịt gà, các chất kích thích và gia vị cay nóng.
=> Bạn sẽ cần kiêng những loại thực phẩm kể trên tối thiểu trong vòng 20 ngày sau phẫu thuật. Đặc biệt những bạn có cơ địa dữ, sẹo lồi thì tốt nhất nên kiêng trong 1 tháng.
Lưu ý: Sau thời gian kiêng khem, bạn cũng không nên nạp những loại thực phẩm này một cách quá dồn dập mà nên bổ sung từ từ để cho cơ thể, vết thương có thời gian thích nghi.
5/ Chăm sóc sau nâng mũi bằng chế độ dinh dưỡng khoa học
Ngoài việc kiêng khem các loại thực phẩm gây sẹo xấu cho vết mổ thì bạn cũng nên bổ sung những chất dinh dưỡng có lợi cho dáng mũi của bạn. Do đó, bạn sẽ cần bổ sung thực phẩm dưới đây để giúp mũi nhanh lành.
- Vitamin A & C: Bạn nên bổ sung những hoa quả giàu Vitamin C như trái cây họ cam quýt, dứa, dâu tây, kiwi… Những thực phẩm giàu Vitamin A như gan động vật, cà rốt, khoai lang,… vào bữa ăn hàng ngày.
- Calo, protein: Đây là những dưỡng chất giúp cung cấp năng lượng tái tạo mô như thịt, phô mai, sữa chua, đậu đen, sữa chua, sữa đậu nành…
- Ngày đầu tiên sau nâng mũi, để tránh cơ hàm phải hoạt động quá nhiều làm ảnh hưởng đến dáng mũi mới, bạn nên ăn các loại thực phẩm có tính mềm như cháo, súp và chia nhỏ thành nhiều bữa.
- Trong những ngày đầu tiên bạn không nên để cơ thể mất nước và cần bổ sung các thức uống phù hợp với cơ thể như nước ép trái cây, sinh tố, món ăn có nước, nước thịt, xương hầm,….
6/ Chăm sóc sau nâng mũi bằng việc hạn chế hoạt động mạnh
Để có một dáng mũi nhanh lành, ổn định thì ngoài cách vệ sinh, chế độ kiêng khem,…thì bạn cũng cần duy trì cho mình một lối sống lành mạnh.
Trong 15 ngày đầu tiên, bạn cũng cần hạn chế hoạt động mạnh như mang vác các vật nặng hay cúi người quá lâu.
Tránh hoạt động các bộ môn thể thao mạnh như: Gym, bơi lội, boxing, yoga, điền kinh,… trong 2 tháng đầu tiên sau nâng mũi.
Tuy nhiên, dù áp dụng cách chăm sóc sau nâng mũi tốt như nào thì điều quan trọng nhất vẫn là địa chỉ thẩm mỹ mà bạn lựa chọn. Một bác sĩ giỏi cùng công nghệ nâng mũi hiện đại, chắc chắn sẽ giúp bạn giảm thiểu được tối đa thời gian sưng nề sau đó.
Đây cũng chính là lý do mà rất nhiều khách hàng sau khi nâng mũi tại VIỆN THẨM MỸ TUẤN LINH chỉ mất 3 tuần để có thể sở hữu một dáng mũi cao sang chảnh.
Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào về cách chăm sóc sau nâng mũi, vui lòng để lại comment bên dưới hoặc liên hệ ngay Hotline 0966 669 303 để được bác sĩ tư vấn miễn phí nhanh nhất.